Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Đới hạ

 BỆNH ĐỚI HẠ 


I. ĐẠI CƯƠNG ĐỚI HẠ

     Bệnh đới hạ là bệnh phụ nữ mà trong âm đạo chảy ra một thứ dịch nhờn dính hoặc lỏng loãng. Các y gia từ trước tới nay đều căn cứ màu sắc mà phân ra làm 5 loại là: bạch đái, hoàng đái, xích đái, hắc đái, trong đó bạch giới hay gặp hơn, sau đó là hoàng đới, xích đới, còn thanh đới, hắc đới ít gặp trên lâm sàng.
    Bạch đới là trong âm hộ của phụ nữ chảy một thứ dịch trong mà dính, liên miên không dứt, hoặc ra nhiều dầm dề như nước mủi nước bọt, lâu năm không khỏi, nếu trong bạch đới có lận huyết mà đỏ trắng rỏ ràng, gọi là xích bạch đới, nếu đỏ nhợt mà dính đặc, giống huyết nhưng không phải huyết gọi là xích đới, nếu màu vàng nhợt dính đặc mà hôi hám, gọi là hoàng đới.
    Bệnh đới hạ là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh nguyệt, thai sản mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ. Đặc biệt nhất là lứa tuổi phụ nữ sắp mãn kinh mà bị bẹnh đới hạ trong thời gian dài thì cần chú ý đến chứng bệnh hiểm nghèo.
     Trường hợp phụ nữ tới tuổi dậy thì, trong âm đạo có ít chất nước chảy ra, thường dâm dứt ướt, hoặc trước hay sau kỳ kinh, hoặc khi mới thụ thai thì chất nước dịch ra càng nhiều, như thế không phải bệnh mà là trạng thái sinh lý bình thường. Nếu chất trắng ấy cứ ra liên miên không dứt, mới đúng là chứng đới hạ.

II. NGUYÊN NHÂN ĐỚI HẠ.

    Sự phát sinh chứng đới hạ có quan hệ chặt chẻ với mạch nhâm, mạch đới. Mạch đới giữ việc ước thúc, mạch nhâm chủ về bào thai, nếu mạch đới không ước thúc, mạch nhâm không củng cố, thủy thấp cảy xuống mới thành chứng đới hạ. Theo y học cổ truyền có một số nguyên nhân gây bệnh như: tỳ hư, thấp nhiệt, đàm thấp....
1. Tỳ hư
    Ăn uống mệt nhọc tổn thương tỳ vị, tỳ dương suy yếu, công năng vận hóa mất bình thường, đến nổi chất tinh vi của tỳ không đưa lên để sinh huyết, ngược lại hóa ra thấp khí mà hãm xuống.
2. Thấp nhiệt
    Thấp tà xâm vào, đọng lại mà sinh nhiệt, hoặc uaawt kết ở mạch đới, hoặc ấn tỳ khí mà hãm xuống thành ra chứng hoàng đới.
3. Đàm thấp
     Tỳ hư thấp tụ lại thành đờm, đờm và thấp chảy xuống hạ tiêu mà thành bệnh.
4. Can uất
     Tình chí không thư thái, can khí uất ở trong, uất lâu hóa ra nhiệt, can mộc uất khắc tỳ thổ, tỳ không hóa được thấp, hãm xuống mà thành đới hạ.
5. Thận hư
    Phòng dục quá đọ hại thận, dương khí khí hao tổn, mạch dới không ươc thúc được, mạch xung, mạch nhâm không thu nhiếp được nên dịch trong bào cung chảy ra. Nếu phần âm của thận kém thì tướng họa thịnh bên trong dẫn đến âm hư họa vượng, nhiệt bức huyết vọng hành mới thành chứng xích đới.
Đới hạ

III. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ BỆNH ĐỚI HẠ

1. Thể tỳ hư
1.1. Triệu chứng
      Đới hạ sắc trắng như nước mủi hoặc nước bọt, không có mùi hôi hám, lựng bụng không thấy trướng đau, kinh nguyệt vẫn đều, sắc trắng bệch, tinh thần mỏi mệt. tay chân lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, hai chân sưng phù, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
1.2. Phương pháp điều trị: kiện tỳ,ích khí, thăng dương,trừ thấp.
1.3. Phương thuốc: dùng bài Hoàn đới thang

Bạch truật
16g
Sài hồ
8g
Hoài sơn
16g
Bạch thược
10g
Xa tiền tử
12g
Hắc giới tuệ
6g
Đẳng sâm
12g
Trần bì
6g
Cam thảo
4g
Hương truật
12g

Hoặc bài Phục thổ hoàn
Bạch linh
90g
Thạch liên tử
60g
Thỏ ty tử
150g



Tán bột, dùng rượu nấu hồ làm hoàn băng fhatj ngô đồng, mỗi ngày uống 10-20 viên với nước muối, uống vào lúc đói.
* Trường hợp lưng đau, khí hư ra trong vắt, chân tay buồn bã, sắc mặt vàng thì nên dùng Bổ trung ích khí thang

Đẳng sâm
12g
Thăng ma
10g
Sinh khương
4g
Đại táo
12g
Hoàng kỳ
16g
Sài hồ
8g
Đương quy
12g
Trần bì
8g
Bạch truật
12g
Cam thảo
4g

* Trường hợp khí ra nhiều không dứt, người bệnh hư suy nặng thì dùng bài Thăng dương đại bổ thang

Nhân sâm
12g
Thăng ma
8g
Hoàng kỳ
16g
Bạch chỉ
6g
Đương quy
12g
Thục địa
12g
Khiếm thực
12g
Bạch quả
12g
Bạch truật
4g
Đại táo
12g
Cam thỏa
10g
Cát căn
12g
Mạch môn
6g
Trần bì
8g
Xuyên khung
6g



* Hoặc buổi sáng dùng bài Phù nguyên thang, buổi chiều dùng bài Long cốt mẫu lệ thag
Bài Phù nguyên thang

Nhân sâm
12g
Hoàng kỳ
12g
Hồ đào nhục
12g
Khiếm thực
12g
Bạch linh
12g
Thục địa
12g
Bạch truật
12g
Bạch quả
12g
Cam thảo
4g
Cát căn
12g

Bài Long cốt mẫu lệ thang
Long cốt
16g
khiếm thực
16g
Mẫu lệ
16g



2. Thể thấp nhiệt
2.1. Triệu chứng
    Đớihạ ra nhiều, màu vàng kèm có huyết, chất đặc có dính mà mùi hôi tanh, đầu xây xẩm mà nặng, hay mệt nhọc, miệng khát không muốn uống nước nhiều, tâm phiền ít ngủ, đại tiện táo bón hoặc lỏng mà không khoai khoái, tiểu tiện đỏ sẻn hoặc đi luôn mà đau, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.
2.2. Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, trừ thấp.
2.3. Phương thuốc: dùng bài Dịch hoàng thang gia giảm

Hoài sơn
12g
Hoàng bá
4g
Khiếm thực
12g
Bạch quả
12g
xa tiền tử
12g



Hoặc bài Chi liên thanh nhiệt thang

Chi tử
12g
Bồ hoàng
8g
Hoàng liên
6g
Nhân trần
12g
Cam thảo
4g
Bạch linh
12g
Hoạt thạch
12g



 Hoặc dùng Chi đới phương

Hoàng bá
8g
Bạch linh
12g
Nhân trần
12g
Tri linh
12g
Chi tử
10g
Trạch tả
12g
Đan bì
8g
Xích thược
10g
Xa tiền
12g
Ngưu tất
12g

* Trường hợp thiên về nhiệt do tâm hỏa bốc lên mà ra, người khó chịu, tâm phiền, mất ngủ thì dùng bài Liên nhục thang.

Liên nhục
12g
Sinh địa
12g
Hoàng liên
6g
Xích thược
10g
Hoàng bá
6g
Đan bì
10g
A giao
8g


 * Trường hợp thấp nhiệt ở can kinh nhiều, miệng đắng, khí hư đặc dính hôi vàng, mạch huyền sác thì dùng Trắc bá vu bì hoàn.

Trắc bá diệp
10g
Hương phụ
12g
Vu căn bì
8g
Thương truật
10g
Hoàng liên
6g
Bạch thược
12g
 Hoàng bá
6g
Hồng đắng
8g
Trấp thái
6g
Bạch chỉ
10g

3. Thể đàm thấp
3.1. Triệu chứng
      Thân thể béo mập, đới hạ chảy ra nhiều giống như đờm, đầu nặng choáng váng, miệng nhạt và có nhớt, trong lồng ngực bứt rứt, bụng trướng, ăn uống kém, đờm nhiều hay lợm giọng, thở to, suyển gấp, chất lưởi nhớt, rêu lưởi trắng nhớt, mạch huyền hoạt.
3.2. Phương pháp điều trị: kiện tỳ, hóa đờm.táo thấp,
3.3. Phương thuốc:  dùng bài Lục quân tử thang

Đẳng sâm
12g
Bạch linh
12g
Bạch truật
12g
Đại táo
12g
Cam thảo
4g
Sinh khương
4g
Trần bì
8g
Bán hạ chế
12g

Hoặc bài Bồ hoàng thang gia giảm

Bồ hoàng
12g
Hoắc hương
12g
 Tỳ giải
12g
Hoạt thạch
12g
Trần bì
8g
Bán hạ
12g
Cát cánh
8g
Mạch nha
12g

4. Thể can uất
4.1. Triệu chứng
    Đới hạ ra nhiều màu hồng nhạt, giống huyết nhưng không phải huyết, hoặc ra chất trắng dầm dề, không ngớt, kinh nguyệt không đều, tinh thần uất ức, dưới sườn trướng đầy, miệng đắng, họng khô, sắc mặt vàng nhuận, đại tiện bình thường, tiểu tiện vàng, rêu lưởi vàng mỏng, mạch huyền.
4.2. Phương pháp điều trị: sơ can, giải uất, thanh nhiệt.
4.3. Phương thuốc: dùng bài Đan chi tiêu giao tán

Sài hồ
8g
Bạch linh
12g
Đan bì
8g
Chi tử
8g
Bạch thược
12g
Đương quy
10g
Bạch truwtj
12g
Cam thảo
4g
Đại táo
12g



* Nếu khí uất hóa hỏa, người bệnh có cơn bốc hỏa, choáng váng, mất ngủ thì dùng bài Thanh can chỉ lâm thang

Sinh địa
12g
Hương phụ
8g
Hoàng bá
6g
Ngưu ttas
12g
Bạch thược
12g
Đan bì
12g
Đương quy
12g
Hắc tiểu đậu
12g
A giao
12g
Đại táo
12g

Hoặc bài Phòng phong chi tử thang

Phòng phong
12g
bạch thược
12g
Trần bì
8g
Cam thảo
4g
Chi tử
12g
Bạch linh
12g
Sài hồ
8g
Nhân trần
12g

* Nếu nhiệt nhiệt lắm thì nên thanh can tả hỏa, dùng bài Long đởm tả can thang

Long đởm thảo
8g
Sinh địa
12g
Sài hồ
8g
Đương quy
10g
Trạch tả
12g
Hoàng cầm
8g
Cam thảo
4g
Xa tiền tử
12g
Mộc thông
12g
Chi tử
10g

Hoặc Cầm liên thanh nhiệt thang

Hoàng câm
8g
Hoàng liên
6g
Bồ hoàng thán
12g
Hoàng bá
6g
Sinh địa
12
Thanh thảo
10g
Xích thược
10g
Đan bì
10g

5. Thể thận hư
5.1. Triệu chứng
    Đới hạ ra chất trắng mà giống như lòng trắng trứng gà, lâu ngày không dứt, sắc mặt xám xịt, sắc lực mỏi mệt, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, lưng đau mỏi, bụng dưới không đau, rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhạt, mạch tầm tế.
   Nếu mệnh môn hỏa suy thì lưng bụng cảm thấy lạnh, tay chân không ấm, mạch trầm trì. Thận  âm hư mà họa vượng thì khí hư ra nhiều chất màu đỏ, thân hình gầy yếu, đầu choáng, mắt hoa, tim hồi hộp, ít ngủ, miệng khô, lưng mỏi chân yếu, sắc mặt đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
5.2. Phương pháp điều trị
  - Thận dương hư thì nên  Ôn thận bổ dương, dùng bài Nội bộ hoàn

Thỏ ty tử
10g
Chế phục tử
6g
Sa uyển tật lê
10g
Tang phiêu tiêu
10g
bạch tật lê
10g
Nhục quế
6g
Tử uyển
10g
Lộc nhung
6g
Hoàng kỳ
12g
Nhục dung
10g

Các vị thuốc nghiền gột luyện với bột mật làm hoàn bàng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 5 viên với ruwouj vào trước bữa ăn, ngày uống 2 lần.
Hoặc bài Hữu quy hoàn

Thuc địa
16g
Sơn thù
12g
Đương quy
12g
Nhục quế
6g
Phụ tử chế
6g
Lộc giác giao
12g
Hoài sơn
12g



* Thận âm hư thì nên tráng thủy để chế hỏa, dùng bài Tri bá bát vị hoàn

Thục địa
16g
Bach linh
12g
Hoàng bá
6g
Tri mẫu
6g
Hoài sơn
12g
Trạch tả
12g
Sơn thù
12g
Đơn bì
12g

Hoặc bài Tả quy hoàn

Thục địa
16g
Thỏ ty tử
12g
Hoài sơn
12g
Kỷ tử
12g
Sơn thù
12g
Ngưu tất
12g
Lộc giác giao
12g
Quy bản
12g

* Trường hợp lưng đau nhiều thì dùng bài Thủ ô câu kỷ thang

Thủ ô
16g
Đỗ trọng
12g
Kỷ tử
16g
Thỏ ty tử
12g
Thục địa
16g
Cẩu tích
12g
Sa nhân
8g
Hoắc hương
8g
Xích thạch chi
12g
Tang phiêu tiêu
12g

* Trương hợp tỳ thận hư, khí hư ra nhiều, lưng đau nhiều thì dùng bài Tỳ thận song bổ thang

Nhân sâm
12g
Cam thảo
8g
Thục địa
12g
Thỏ ty tử
12g
Tang phiêu tiêu
12g
Thủ ô
12g
Hoàng kỳ
12g
Kỷ tử
12g
Bạch linh
12g
Hoắc hương
8g
Xích thạch chi
12g
Cát cắn
12g
Bạch truật
8g
Sa nhân
6g

* Nếu âm hư, huyết kiệt, cơn hỏa bốc, hoa mắt chóng mặt thì dùng bài Toan táo nhân thang.

Toan táo nhân
12g
Long cốt
12g
Bạch tê linh
12g
Thủ ô
12g
Thục địa
12g
Mẫu lệ
12g
Kỷ tử
12g
Ô tặc cốt
12g
Nữ trinh tử
12g
Thạch quyết minh
12g
Bạch thược
12g



IV. MỘT SỐ PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM
Bài 1: điều trị bạch đới

Củ mài
1kg
ý dĩ( sao)
0.5kg

Các vị tán nhỏ, ngày uống 20g chia 2 lần.
Bài 2: điều trị xích đới

Rể bấn trắng
40g
Rể bấn đỏ
40g

Bài 3: điều trị xích bach giới

Vỏ hầu nung
40g
Phèn phi
20g

Tán nhỏ, trộn đều chia 6 lần, uống trong 3 ngày.
Bài 4: điều trị bạch giới

Vỏ hầu nung
20g
Thạch liên nhục
20g
Khiếm thực
30g



Tán nhỏ, chia 6 lần uống trong 3 ngày
Bài 5: Điều trị hoàng đới
Lông nhím sấy khô tán nhỏ, ngày uống 2 lần x 8g/ lần.
Bài 6: điều trị giới hạ lâu ngày không khỏi
 +Mẫu lệ tẩm giấm nung đỏ
 +Hòe hoa phơi khô
Hai vị liều lượng bằng nhau,tán bột uống ngày 12g với rượu.
Bài 7: điều trị xích bạch đới

Ích mẫu
40g
Phá cố chỉ
40g
Thạch xương bồ
40g
Quế tâm
10g

Bài 8: điều trị xích bạch đới

Rể bạch đồng nam
20g
Bạch mao căn
20g
Rể bạch đồng nữ
20g



Dùng 1 chén mật ong, hòa với nước sắc uống về đêm
Bài 9: điều trị bạch đới lâu ngày, mạch xung nhâm quá hư

Lộc nhung( tẩm rượu sao khô)
40g
Bạch liêm
40g
Cẩu tích( bỏ lông)
40g



Tán bột, rây kỷ, trộn nước lá ngại cứu và ít giấm làm hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 6-8 viên.
Bài 10: điều trị xích bạch giới lâu ngày không khỏi mà thụ thai

   Âm dương diệp phơi âm can cho khô, hàng ngày hãm uống thay nước. Lá âm dương thường mọc vào thân cây cổ thụ giống như con rết, hai lá mọc đói nhau, lá trái to lá phải nhỏ và ngược lại.
Bác sĩ: Nguyễn Như Hoàn